VAI TRÒ CỦA SMES ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM – Maido Agency
phone-icon

VAI TRÒ CỦA SMES ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

VAI TRÒ CỦA SMES ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Trong những năm gần đây, doanh nghiệp SME đã trở thành khái niệm được nhắc đến khá nhiều trên thị trường. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng biết doanh nghiệp SME là gì và đâu là điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây. 
 
Doanh nghiệp SME là gì?

SME hay Small and Medium Enterprise được hiểu là một loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Khái niệm này được dùng để chỉ cho tất cả các doanh nghiệp cùng quy mô ở mọi ngành nghề và là khái niệm thông dụng trên thị trường toàn cầu.
 


Các doanh nghiệp SME ngày càng được nở rộ đã giải quyết tối đa vấn đề việc làm cho người lao động. Tất nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này là tương đổi lớn và nguy cơ phá sản cũng không hề nhỏ.
 
Trên thực tế, loại hình doanh nghiệp SMEs chiếm tới 95% tổng số các doanh nghiệp trên toàn thế giới hiện nay và tạo nên 50% cho người lao động. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp SME đã trở thành mô hình doanh nghiệp có sự phát triển một cách chóng mặt cả trong nước và thế giới. Trên thực tế, nhiều người có thể sẽ nhầm lẫn khái niệm về doanh nghiệp SME với Startup, tuy nhiên 2 khái niệm này là hoàn toàn khác nhau. 
 

Sự khác nhau của Startup và doanh nghiệp SME là gì?
  • Mục tiêu kinh doanh: Startup là khái niệm để chỉ một doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp và một Startup hoàn toàn có thể lớn mạnh thành một công ty quy mô lớn với một tầm nhìn rộng. Mặt khác, một doanh nghiệp SME thường là loại hình doanh nghiệp kinh doanh theo một mô hình kinh doanh đã được thử nghiệm với một quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ. 
  • Cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp SMEs không chịu ảnh hưởng quá nhiều vào việc phải độc đáo hay đột phá để cạnh tranh và sống còn thì với Startup, việc phát triển buộc phải được tính theo hàng mũ để đứng vững trên thị trường cũng như thu hút thêm vốn đầu tư. 
  • Chủ sở hữu: Các doanh nghiệp SME thường được sở hữu bởi cá nhân và ít huy động vốn từ bên ngoài. Còn Startup thường sẵn sàng chia sẻ cổ phần và kêu gọi vốn đầu tư để đảm bảo khả năng tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp của mình. 
  • Tốc độ tăng trưởng: SME thường có lợi thế hơn so với doanh nghiệp Startup về tốc độ tăng trưởng bởi khả năng thu lợi nhuận có thể bắt đầu từ những ngày đầu tiên dù không nhiều đột phá như Startup. Mặt khác, Startup thông thường sẽ mất một khoảng thời gian đầu để có được số lượng người dùng cũng như doanh thu nhất định và thậm chí là chịu thua lỗ. 

 

 

 

Vai trò của doanh nghiệp SME đối với sự phát triển của nền kinh tế

Các doanh nghiệp SME đóng góp tới 30% - 53% tổng thu nhập GDP và sản xuất 19 - 31% tổng lượng hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp này cũng đóng vai trò lớn trong việc hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động, trình độ cao. 

 


SME cũng cung cấp cho thị trường nhiều loại mặt hàng phong phú, đa dạng ở tất cả lĩnh vực, đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn cho thị trường nhằm đáp ứng nhiều hơn các nhu cầu của người tiêu dùng trong cuộc sống, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. Tạo ra một môi trường cạnh tranh, phát triển bền vững.

Với đặc điểm là bộ máy tổ chức gọn nhẹ, vốn đầu tư nhỏ, các công ty SME có thể tham gia vào nhiều thị trường khác nhau nhằm khai thác tiềm năng cũng như các thế mạnh của từng vùng. 

 

 

Đối với những doanh nghiệp SME ở khu vực nông thôn, họ còn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại dịch vụ ở địa phương cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.